BÁNH CHƯNG
Người con miền Bắc xa quê sẽ nhớ da diết mùi bánh chưng mỗi độ Tết đến. Bởi lẽ, lâu nay, bánh chưng vốn là gợi nhớ điển hình cho món ngon cũng như món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc.
Theo sự tích bánh Chưng bánh Dày, bánh chưng có hình vuông, được gói tỉ mỉ bằng lá dong màu xanh, tượng trưng cho đất đai luôn xanh tươi màu mỡ với nền văn hóa lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam. Bên trong bánh là gạo nếp dẻo thơm, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ cùng thịt mỡ tẩm ướp vừa miệng, béo ngậy.
Bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Bắc. Bánh chưng có hình vuông, bên trong là gạo nếp dẻo thơm, nhân đỗ xanh và thịt mỡ, được gói tỉ mỉ bằng lá dong màu xanh, tượng trưng cho mặt đất. Còn phần dây lạt buộc ngoài bánh còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình và của mỗi người dân Việt Nam.
BÁNH ĐẬU XANH
Đây là loại bánh nổi tiếng của Hải Dương. Bánh được làm từ đậu xanh, có vị bùi, ngọt và thơm. Vào ngày Tết, bánh đậu xanh được đựng trong những chiếc hộp có hình thỏi vàng, in hình rồng bay. Nhiều người thường mua bánh đậu xanh đi tặng, biếu để gửi đến gia chủ lời chúc tài lộc vào năm mới.
BÁNH PHU THÊ
Bánh phu thê hay còn gọi là su sê là loại bánh đặc trưng trong ngày Tết có xuất xứ từ Bắc Ninh. Bánh được làm từ bột năng, đậu xanh và dừa sợi cho vị ngọt dịu, dẻo và thơm nhẹ. Bánh phu thê tượng trưng cho lòng son sắt và chung thuỷ của tình cảm lứa đôi nên thường được dùng trong các đám cưới hỏi hoặc lễ Tết.
Đăng nhận xét